Mẹ cần làm ngay điều này khi trẻ bị côn trùng đốt

Côn trùng đốt có thể gây sốc phản vệ.

Sùi bọt mép, bất tỉnh vì bị côn trùng cắn

Kiến ba khoang lại tấn công người

Cần làm gì ngay sau khi bị ong đốt?

7 loại tinh dầu giúp đuổi côn trùng hiệu quả

Nguy hiểm khi bé bị côn trùng cắn

Làn da em bé là rất mềm mại và rất nhạy cảm, khi bị côn trùng cắn thì chỉ sau một vài tiếng đồng hồ thì bé sẽ bị mẩn đỏ và sưng to sau đó để lại vết thâm trên da. Nhiều bé ngứa không chịu được gãi quen tay dẫn đến việc lóet da và ngày càng dày các vết thâm lên. 

Các trường hợp vết đốt của côn trùng có thể gây ra các phản ứng dị ứng trên khắp cơ thể trẻ như nổi mày đay, phù nề môi, mắt, hầu họng, thanh quản, co thắt phế quản, nặng nhất là sốc phản vệ, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Da trẻ có thể bị dị ứng, mẩn đỏ khi bị côn trùng đốt

Theo bác sỹ Nguyễn Đàm Chính - Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai: "Vết gãi ngứa làm xây xước tổn thương bề mặt da khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, tạo nên ổ mủ, gây bội nhiễm nặng nề. Thậm chí đã có những trường hợp ban đầu là côn trùng đốt sau đó bội nhiễm, vi khuẩn chui vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, nguy hiểm cho tính mạng và điều trị khó khăn hơn nhiều". 

Làm gì khi bé bị côn trùng đốt, cắn

Khi bé bị ong đốt: Khi bé bị ong đốt mẹ cần phải sơ cứu ngay lập tức và theo dõi vết thương. Mẹ nên loại bỏ nọc ong cắm trên da trẻ bằng các dùng nhíp đã khử trùng nhổ nọc ong ra ngoài. Sau đó, rửa sạch vết ong đốt bằng thuốc tím hoặc nước vôi, nước sạch và xà phòng. Tiếp tục chườm đá lạnh lên vết chích để giảm sưng, đau; Theo dõi diễn biến vết thương nếu vùng da bị chích có biểu hiện sưng đỏ, nổi mề đay, ngứa lan rộng toàn thân có thể trẻ đã bị dị ứng hoặc nhiễm độc, cần phải đưa tới trạm y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị.

Với trường hợp nặng hơn như trẻ đau nhức, khóc nhiều, nôn mửa, tức ngực, khó thở phải chuyển đến bệnh viện gần nhất để được sự giúp đỡ từ bác sỹ, phòng các nguy cơ xấu có thể xảy ra.

Mẹ có thể chườm đá lạnh lên vết chích để giảm sưng, đau cho bé

Kiến đốt: Một số mẹ chủ quan khi trẻ bị kiến đốt vì cho rằng điều này không ảnh hưởng tới trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ có làn da nhạy cảm sẽ bị dị ứng, sưng đỏ, đau nhức khi bị kiến cắn. Đối với trường hợp bị kiến lửa cắn, mẹ chỉ cần làm dịu vết cắn bằng xà phòng sau đó chườm đá lạnh khoảng 10 phút để vết cắn dịu hơn. Ngoài ra, mẹ có thể dùng thuốc mỡ trị côn trùng cắn để bôi cho bé. Thuốc mỡ sẽ giúp trẻ không có cảm giác ngứa ngáy hay nóng rát nữa.

Nếu trẻ bị kiến ba khoang đốt thì mẹ cần hết sức lưu ý vì chất độc trong kiến ba khoang có thể làm da trẻ bị tổn thương, nổi bọng nước. Nguy hiểm hơn nếu chất độc của kiến ba khoang nếu rơi vào mắt có thể khiến trẻ bị mù. Do đó, khi trẻ bị kiến ba khoang đốt, có dấu hiệu nổi vết đỏ, lấm tấm mụn nước thì cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý để rửa cho trẻ. Ngày rửa ít nhất 3 – 4 lần, sau đó bôi hồ làm dịu da như hồ tetra – pred. Trong trường hợp vết thương khô mẹ có thể bôi kem kháng sinh lên da để vết thương nhanh lành...  mẹ thấy lo lắng về vết thương như vẫn sưng đỏ khi bôi thuốc, lâu lành, có dấu hiệu lan rộng nên đưa con đi khám bác sỹ để được sử dụng thuốc hợp lý. 

Khi bị kiến ba khoang đốt nên dùng nước muối sinh lý để rửa vết thương

Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng trẻ bị kiến cắn, mẹ cần tránh cho trẻ chơi những nơi có ổ kiến, bụi rậm vì chúng thường là nơi ở của kiến ba khoang. Đồng thời mẹ cũng nên giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, phát quang bụi rậm xung quanh nhà để đảm bảo môi trường sống sạch, xanh và an toàn cho trẻ.

Sâu róm đốt: Loài côn trùng này tuy không chủ động tấn công người nhưng nếu chạm vào lông của chúng thì trẻ bị ngứa rát, thậm chí một số loài còn tiết ra độc tố khiến cơ thể trẻ đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc với lông sâu róm. Đi kèm theo đó là triệu chứng nổi mề đay, dị ứng, mẩn ngứa, nếu biến chứng có thể gây sưng hạch, co giật và tử vong. Do đó, khi trẻ bị sâu róm đốt mẹ cần xử lý ngay bằng cách dùng cây hất sâu róm ra, lấy khăn lông lau sạch lông gai sâu róm. Tiếp tục rửa da bằng nước sạch, chườm nước đá giảm sưng ngứa và không cho trẻ gãi.

Khi bị côn trùng cắn hoặc đốt, mẹ cần sơ cứu bằng những cách trên. Trường hợp da phù nề nặng, đau rát nhiều, tổn thương kéo dài; Bé có biểu hiện mệt mỏi, sốt cao bất thường, chấm xuất huyết; Hoặc trường hợp bé bị côn trùng đốt có biểu hiện sốc phản vệ như lạnh chi, khó thở, mạch không bắt được hoặc tím tái… cần phải sơ cứu ngay và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ